Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2013

THƠ ĐƯỜNG KHÔNG PHẢI CỦA NGƯỜI VIỆT


TÔI XIN ĐĂNG BÀI VIẾT NÀY ĐỂ CHÚNG TA THAM KHẢO

SỰ KHÁC NHAU GIỮA THƠ ĐƯỜNG VÀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT

(SƯU TẦM & BIÊN KHẢO)
1. Thơ Đường tức là Đường Thi: là những bài thơ của các thi gia Trung hoa làm vào thời đại nhà Đường (618 – 907), số lượng các bài Đường thi được ghi chép và lưu truyền đến nay rất nhiều, lên đến hàng ngàn bài.
Đã có một tác phẩm nổi tiếng là Đường Thi Nhất Thiên Thủ chọn lọc 1000 bài Đường Thi được coi là hay nhất của các thi nhân đời Đường. Trong số đó có một số được làm theo thể Thơ Đường Luật, số còn lại làm theo những thể thơ khác mà đa số là thơ Cổ phong (cổ phong hay cổ thể là loại thơ có trước đời nhà Đường, không theo niêm luật nhất định). Gọi là Đường Thi hay Thơ Đường thì phải là những bài thơ được sáng tác vào thời đại nhà Đường bên Trung hoa - nhưng không nhất thiết làm theo luật thơ của Thơ Đường Luật.
2. Thơ Đường Luật: còn gọi thơ cận thể (để phân biệt với cổ phong là thơ cổ thể) là thể thơ được đặt ra từ đời nhà Đường và phải tuân theo các qui tắc bắt buộc, rất khắt khe, gò bó.

Về hình thức chữ, câu thì Thơ Đường Luật có:
a. Theo số chữ trong câu:
- Ngũ ngôn, mỗi câu 5 chữ.
- Thất ngôn, mỗi câu 7 chữ.
b. Theo số câu trong bài:

-Tứ Tuyệt hay Tuyệt Cú: mỗi bài bốn câu.
- Bát Cú: mỗi bài tám câu.

Như vậy Thơ Đường Luật có 4 thể là: Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt, Ngũ Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt và Thất Ngôn Bát Cú.
Thơ Đường Luật có những luật lệ bắt buộc rất khắt khe về:

- Vận (cách gieo vần).
- Đối (đặt hai câu đi sóng đôi với nhau sao cho ý và chữ trong hai câu ấy cân xứng với nhau, gồm cả đối ý lẫn đối chữ).
- Luật (cách sắp đặt tiếng bằng, trắc trong từng câu của một bài thơ).
- Niêm (nghĩa là dính) tức là sự liên lạc về âm luật của hai câu thơ trong bài Thơ Đường Luật. Hai câu thơ gọi là niêm với nhau khi nào chữ thứ 2 và chữ thứ 6 của hai câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc).
- Bố cục (cấu trúc bài thơ phải làm theo một trật tự bắt buộc):
* Đề: câu 1-2 (nhập bài, mở đầu).
* Trạng hay Thực: câu 3-4 (giải thích).
* Luận: câu 5-6 (bình luận, bàn bạc).
* Kết: câu 7-8 (tóm tắt toàn bài).


Đường Luật Chính Thể chỉ có Thất Ngôn Bát Cú 5 vần bằng mà thôi.


3. Một sự lạm dụng và ngộ nhận:

Thuật ngữ Thơ Đường hay Đường Thi đã bị lạm dụng, hiểu lầm, thiết nghĩ cần nói lại cho rõ.

Thơ Đường là loại thơ do các thi nhân đời nhà Đường bên Trung Hoa sáng tác, hoàn toàn không có các tác giả đời khác, ngoài các thi sĩ đời Đường.

Các thi sĩ Việt Nam trước đây (thường gọi là các nhà thơ cổ điển) chủ yếu làm theo thể Thơ Đường Luật. Họ sáng tác bằng Hán văn, gọi là thơ Hán văn (thí dụ thơ Hán văn của Nguyễn Du...). Còn nếu họ sáng tác bằng chữ Nôm, gọi là thơ Nôm. Như thơ của Bà Hồ Xuân Hương chẳng hạn, được người đời sau tôn xưng Bà là bà chúa thơ Nôm.
Không ai gọi thơ Hán văn của Nguyễn Du là Thơ Đường cả. Cũng không ai gọi Bà Hồ Xuân Hương là bà chúa Thơ Đường cả.
Tóm lại, các thi gia từ Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bùi Kỷ, Trần Tế Xương, Tản Đả, Nguyễn Khuyến ... trở về trước, người ta thường không nói là họ làm Thơ Đường, mà chỉ phân biệt Thơ Hán (Hán văn) và Thơ Nôm (chữ Nôm) thôi, với hiểu ngầm là Thơ Đường Luật chữ Hán hoặc Thơ Đường Luật chữ Nôm. Gọi tắt là Thơ Hán Đường Luật và Thơ Nôm Đường Luật.

Đến khi phong trào thơ mới xuất hiện, có một trào lưu bài xích Thơ Đường Luật, đứng đầu là Phan Khôi, vì họ cho đó là loại thơ khắt khe, cứng ngắc, bó buộc, chật hẹp, không đủ chỗ để diễn tả cảm xúc bao la, dào dạt, bay bổng của các nhà thơ mới.
Một cuộc bút chiến giữa hai trường phái thơ cổ điển và thơ mới diễn ra gay gắt suốt cả thập niên 30 của thế kỷ trước. Kết thúc là sự thắng thế của các nhà thơ mới.
Nhưng trong các nhà thơ mới, nhiều người vẫn sáng tác Thơ Đường Luật, điển hình là Hàn Mặc Tử.
Nhưng đó là Thơ Đường Luật của Hàn Mặc Tử. Không ai gọi đó là Thơ Đường cả.
Quách Tấn, bạn thân của Hàn Mặc Tử, điển hình của thi sĩ chủ trương thơ cổ điển, ghét thơ mới, suốt đời chỉ làm Thơ Đường Luật, nhưng đó là thơ Quách Tấn, không phải Thơ Đường.

Hiện nay nhiều người làm Thơ Đường Luật lại gọi đó là Thơ Đường.
Thật là là một sự ngộ nhận đáng tiếc, cần được đính chính lại.
Các bài thơ làm theo thể Thất Ngôn Bát Cú, Thất Ngôn Tứ Tuyệt ... gọi chung là thể Thơ Đường Luật không phải Thơ Đường.
Hãy vì sự tự trọng và tự hào của một thi nhân chân chính, không nên xưng là tôi sáng tác Thơ Đường. Mà nên nói, tôi làm thơ theo luật thơ của thể Thơ Đường Luật.
Có người thanh minh rằng Thơ Đường Việt Nam phải hiểu là Thơ Đường do người Việt Nam sáng tác. Cách nói đó là không đúng mà lại rất hàm hồ. Người Việt không thể làm ra Thơ Đường, mà chỉ làm thơ theo thể thơ Đường Luật mà thôi.

Mấy năm nay, có rất nhiều "nhà thơ" làm thơ danh xưng là Thơ Đường hay Đường Thi (nhưng thực chất là Thơ Đường Luật). Cái tên này là mạo nhận, vì chỉ có các ông như Lý Bạch, Đỗ Phủ... mới đủ tư cách xưng là Thơ Đường.

Cần hiểu là nếu bỏ đi một chữ (chữ LUẬT trong nhóm chữ Đường Luật) là ý nghĩa của từ ngữ bị thay đổi hẳn.

Lại có người phát động phong trào gọi là "Thắp sáng Đường Thi" !!!
Thắp sáng Đường Thi là công việc của người Trung Hoa, không mắc mớ gì đến chúng ta. Không ai cần chúng ta thắp sáng. Làm thế chẳng khác nào quá ngộ nhận sao ?

7/12/2007

Thứ lang
NHỊ THIÊN VÔ SẮC
Kính thưa các bạn ! Riêng bản thân tôi, tôi hoàn toàn tán đồng với bài viết này và chia sẻ bằng mấy câu thơ:

Tôi thích làm thơ chẳng luật Đường
Để vần trôi chảy được bình thường
Không bị trói gò, trong chật hẹp
Tứ tuyệt, tám câu, bốn bức tường
Mỗi bài : mở, thực, luận và kết
Đối nhau, đôi một, sắc như gươm
Bày tỏ làm sao cho hết được
Những chuyện dài dài lắm vấn vương!

10/9/2012
Đỗ Xuân Đào






  • 400
  • cỏ dại
    Sang thăm anh, dọc bài viết , hôm nay em mới biết thế nào l;à thơ đường luật, cám ơn anh nhieu, chuc anh đêm an vui nhé
  • Tăng Hoành Lão
    Theo tôi phải là : Thơ luật Đường . Nhưng có nhiều cái sai mà vẫn đúng đấy thôi
    • Xuân Đào - Czechowice
      Riêng cá nhân tôi có thể làm được thơ đường luật, nhưng không thích vì nó gò bó và không diễn tả hết cảm xúc của mình
      Lão xem trong làng blog này mấy người làm thơ đúng luật đường? hầu hết theo thể cổ phong - nghĩa là không theo luật đường
    • Tăng Hoành Lão
      Trong làng blog người làm thơ luật Đường cũng nhiều đấy , bạn chư a dạo hết các nhà đấy thôi . Còn loại cổ phong cũng có . Còn theo tôi thơ luật Đ..
    • Xuân Đào - Czechowice
      Nhờ tác phẩm tuyện KIỀU mà NGUYỄN DU được suy tôn ĐẠI THI HÀO
      Mà truyện Kiều là thơ lục bát
    Ảnh của Xuân Đào - Czechowice
    4000
  • BUITHISONLC
    Đúng đấy anh à, thơ không nên quá lệ thuộc vào vần luật. Bây giờ người ta chuộng thơ viết theo thể tự do hơn anh nhỉ!
  • Ma Đình Tú (A Tú)
    Đồng tình với bác Xuân Đào
    Cho lòng rộng mở với thơ ca
  • 불변의흙
    오늘 하루도 마음으로 전해오는 정이 포건한 말한마디도 평안을 얻을 수
    있는 날이 되였음 합니다.늘! 마음으로 곱게 담기는 좋은 글로 방문해 주심
    감사드리며 건강하세요.... -불변의흙-
    • ....
      • ....
      • 08:40 12 thg 9 2012
      HIIIII....Em ko rành luật em làm theo cảm hứng ,chắc sai be bét hả anh?
      • Xuân Đào - Czechowice
        Anh cũng có làm theo luật đâu, theo cảm hứng của mình nó thoải mái
        Mà các nhà thơ lớn như TỐ HỮU, GIANG NAM, NGUYỄN THỊ THANH NHÀN, VŨ QUẦN PHƯƠNG V.V...họ có theo lật đường đâu!
        chúc em vui vẻ nhé TLL!
    • Hoàng Hôn
      Bài viết rất hay, hợp tâm lý nhiều người đó! Chúc ngày mới nhiều niềm vui Xuân Đào nhé!
      • Xuân Đào - Czechowice
        Cám ơn bạn! mình chỉ đăng lại thôi.
        Chúc bạn vui vẻ và bình an!
    • HaTuK
      • HaTuK
      • 17:46 10 thg 9 2012
      Bài viết không sai. Nếu phân tích cặn kẽ dưới góc độ học thuật thì đúng là như vậy bạn ạ.
      Đó cũng là một cách lập luận và tiếp cận. Còn đơn giản, dân dã thì làm thơ theo kiểu niêm luật của thơ Trung Hoa thời nhà Đường (Thơ Đường Luật) người ta vẫn có thể nói tắt là thơ kiểu "Đường Thi" và mọi người vẫn nói vậy và hiểu như vậy cũng OK, tôi thấy cũng chẳng có vấn đề gì là đáng phê phán cả.
      Nói gì thì nói, "Đường Thi" cũng là loại thơ đáng học, đáng nghiên cứu và là tinh hoa của nhân loại.
    • Mai Hương - TN
      Mai Hương vốn thích thể thơ đường
      Ghép mãi mà vần vẫn ẩm ương
      Trắc trắc bằng bằng sao thấy khó
      Niêm niêm luật luật đố tơ vương
      Thôi thì viết phứa thơ bằng được
      Cũng bởi đà mê chữ cũng buông
      Tự nhủ lòng mình thơ với phú
      Ngơ ngơ ngẩn ngẩn bất bình thường.
      Lỗi là tại cái thể thơ đường đấy anh XĐ nhỉ !
      • Xuân Đào - Czechowice
        HAY QUÁ MAI HƯƠNG À!
        Cám ơn MH và chúc MH luôn vui vẻ và hạnh phúc!

    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét

    Bạncó thể:
    - chèn video từ youtube, chèn nhạc từ trang nhacuatui.com, hoặc từ bất kì nguồn nào, miễn file có đuôi mp3, chèn hình với file có đuôi gif, jpg, jpeg, bmp, png
    (file .mp3 chỉ hiện và nghe được nếu dùng trình duyệt Chrome)
    Chỉ cần dán link, không cần dùng cặp thẻ .


    Người theo dõi