Chủ Nhật, 28 tháng 4, 2013

ĐỀ NGHỊ SỬA ĐIỀU 13 - THAY LỜI QUỐC CA



Kính thưa Ban Soạn Thảo sửa đổi hiến pháp 1992!
Tôi tên là Đỗ Xuân Đào, thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Tôi xin được đóng góp ý kiến của bản thân vào điều 13 dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992 như sau:
 Nguyên văn dự thảo:
 Điều 13 (ghép và giữ nguyên các điều 141, 142, 143, sửa đổi, bổ sung Điều 145)
1. Quốc kỳ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
2. Quốc huy nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, chung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ: Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Quốc ca nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài “Tiến quân ca”.
4. Ngày Quốc khánh là Ngày tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945.

 Kính thưa ban soạn thảo sửa đổi hiến pháp 1992,
 Phần nhạc của bài Tiến Quân Ca của nhạc sĩ quá cố Văn Cao là tuyệt vời không thể thay thế, nhưng về phần lời tôi xin có ý kiến như sau:         
Lời bài Tiến Quân Ca của Văn Cao:
Lời 1:
"Đoàn quân Việt Nam đi
Chung lòng cứu quốc
Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa
Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước,
Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca.
Đường vinh quang xây xác quân thù,
Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu.
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,
Tiến mau ra sa trường,
Tiến lên, cùng tiến lên.
Nước non Việt Nam ta vững bền."
Lời 2:
"Đoàn quân Việt Nam đi
Sao vàng phấp phới
Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than
Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới,
Đứng đều lên gông xích ta đập tan.
Từ bao lâu ta nuốt căm hờn,
Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn.
Vì nhân dân chiến đấu không ngừng,
Tiến mau ra sa trường,
Tiến lên, cùng tiến lên.
Nước non Việt Nam ta vững bền."
Bài hát này ra đời trong hoàn cảnh Đất Nước bị Thực dân Pháp đô hộ, cả Dân Tộc ta bị rên xiết dưới gông xích kìm kẹp của Đế Quốc Thực Dân. Do vậy lời bài hát này kêu gọi đoàn Vệ Quốc Quân hãy cùng toàn dân tộc vùng lên giải phóng đất nước khỏi ách áp bức, bóc lột của Đế Quốc ngoại bang. Bài hát đã kêu gọi cả nước mau tiến ra sa trường và đường vinh quang là giải phóng được quê hương, giải phóng dân tộc. Đoàn quân Việt Nam ta đã chịu đựng mọi gian khổ, hi sinh để lập được chiến khu, kiên cường kháng chiến, đã lần lượt chiến thắng Phát xít Nhật, Thực Dân Pháp và Đế Quốc Mỹ. Giải phóng toàn bộ đất nước, thống nhất Tổ Quốc lập nên Nhà nước Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa - một Nhà nước của dân, do dân, vì dân - một Nhà nước Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.
Ngày nay đất nước ta đã được giải phóng, Tổ Quốc ta hoàn toàn Độc lập, Tự do; Trời của chúng ta, đất của chúng ta, rừng núi của chúng ta, biển đảo là của chúng ta, chính quyền của chúng ta, tất cả là của chúng ta. Chúng ta không còn gông xích để phải đập tan, không phải lập chiến khu để kháng chiến như trong quá khứ, mà chăm lo sản xuất, xây dựng đất nước lớn mạnh, từng bước hiện đại, phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần; Đồng thời cũng luôn luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ từng tấc đất thiêng liêng của Tổ Quốc. Đường vinh quang bây giờ là xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa giàu mạnh, có nền khoa học tiên tiến, kinh tế phát triển vững chắc, công - nông nghiệp phát triển ngày một hiện đại. Mỗi người đều được phát triển toàn diện, không còn phân biệt giàu nghèo, 54 dân tộc anh em cùng nhau sống trong hạnh phúc, ấm no. Lời Quốc Ca là lời hiệu triệu mọi người Việt Nam hãy cùng nhau kiến quốc đểTổ Quốc Việt Nam trường tồn mãi mãi với thời gian!
Với tâm nguyện thiết tha đó, tôi đã viết lời khác cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện hiện tại của đất nước vào bản nhạc bài Tiến Quân Ca của Văn Cao. Nội dung như sau:
TỔ QUỐC VIỆT NAM


PHẦN LỜI HÁT TÔI ĐÃ GỬI TỚI:

 BAN SOẠN THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP, VĂN PHÒNG QH, VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
Khoảng đầu những năm 80 của thế kỷ 20, khi đó Nhà Nước có tổ chức cuộc thi sáng tác Quốc Ca mới. Tôi đã viết bài này, khi viết xong thì cuộc thi đã chấm dứt. Ba chục năm trôi qua, tôi không biết gửi đi đâu và gửi cho ai, nên nó luôn luôn chỉ ở trong tâm trí tôi mà thôi. Có đôi lần tôi khoe với bạn thì những gì tôi nhận lại chỉ là những tiếng cười mỉa mai. Nay toàn dân được góp ý để xây dựng bản hiến pháp mới (hiến pháp 1992 sửa đổi), tôi xin được đóng góp ý nguyện và công sức nhỏ bé của mình để góp phần xây dựng Đất Nước Việt Nam giầu mạnh!
Kính mong Ban Soạn Thảo và Quốc Hội xem xét!
Rất trân trọng cám ơn!

Mạo Khê 18/4/2013

Đỗ Xuân Đào

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

HỌA THƠ BLOG THU NGUYÊN


Các bạn thân mến
Trong blog Thu Nguyên có bài thơ Hoa Hồng Ơi với tình cảm thiết tha của tình yêu đôi lứa
 Trong blog Chi Toàn có bài họa về cả tình yêu đôi lứa hòa quyện trong tình yêu đất nước thật trân trọng 
Tôi xin đóng góp một bài họa về tình yêu , tình yêu của tôi với loài hoa đẹp hoa Uất Kim Hương Xin chia sẻ cùng các bạn.


HOA HỒNG ƠI
Blog TN

Hoa hồng ơi, ôi cánh hoa màu đỏ
Màu tình yêu , màu đỏ trái tim
Dù cách xa trong gió cuốn lặng chìm
Lời yêu ấy xin gửi theo cùng gió.

Hoa hồng ơi, những đêm trăng sáng tỏ
Lời thương yêu còn đó nồng nàn
Giọt long lanh trong nắng sớm mơ màng
Sao đẹp quá mùa xuân về lộc biếc.

Hoa hồng ơi, những lời yêu tha thiết
Hình trái tim bất diệt của muôn đời
Như màu yêu buổi sớm rạng ngời
Và trong trẻo tinh khôi mùa xanh lá.

Hoa hồng ơi ai làm xinh đôi má
Có thể nào tả nổi thiết tha không?
Hạnh phúc, khổ đau giữa chốn bụi hồng
Vần thơ ngỏ trong đượm nồng da diết.

Hoa hồng ơi xin mãi là bất diệt
Triệu đoá này dành tặng người thương
Để mai đây dẫu kiếp đoạn trường
Còn nhớ mãi kỉ niệm xưa hoa nhé!

Bài họa của CHÍ TOÀN
ĐÃ QUA RỒI

Đã qua rồi - Thời vai quàng khăn đỏ
Thời thanh xuân, thời rực lửa con tim
Bao khó khăn, bao gian khổ nhấn chìm
Mà kiêu hãnh vươn lên trong bão, gió

Đã qua rồi - Thời những đêm trăng tỏ
Ngồi bên nhau cùng tâm sự nồng nàn
Ngắm trời sao mà trút nỗi mơ màng
Ôi sung sướng khi trao nhau mắt biếc!

Đã qua rồi - Thời trung niên thắm thiết
Thời xông pha, thời cứng cáp nhất đời
Những chiến công, những kết quả sáng ngời
Như cây xanh đang xum xuê hoa lá

Đã qua rồi - Thời hồng căng đôi má
Thời đạn bom coi sống, chết như không
Chẳng lăn tăn vương víu chút bụi hồng
Hồi tưởng lại mà lòng thêm da diết

Đã qua rồi - Thời anh hùng bất diệt
Sử sách nào? Ghi đầy đủ những xót thương,
Sử sách nào? Ghi gian khổ những dặm trường?
Bao hạnh phúc, buồn vui đừng quên nhé!

Bài họa của XUÂN ĐÀO
UẤT KIM HƯƠNG





Uất Kim Hương - Đủ tím, vàng, xanh, đỏ
Giữa trời hoa, anh say nhịp con tim
Như bướm ong, mê mật ngọt đắm chìm
Trong ngào ngạt hương thơm bay trong gió

Uất Kim Hương - Hãy nghe anh bày tỏ
Anh yêu em, yêu tha thiết, nồng nàn
Trong tiết xuân se se lạnh mơ màng
Đầy sức sống cùng lộc chồi xanh biếc

Uất Kim Hương - Ai yêu em thắm thiết?
Như anh yêu, yêu em cả cuộc đời!
Tulips ơi! Em rực rỡ ngời ngời
Mà nổi trội giữa thiên nhiên hoa lá.

Uất Kim Hương - Thoa miệng em lên má
Hạnh phúc nào bằng - Em ở bên không?
Rạo rực lòng anh, đang nổi trống quân hồng
Và... để nhớ, để ghi lòng da diết

Uất Kim Hương - Em yêu ơi bất diệt!
Để muôn triệu cuộc đời mãi yêu thương
Để không còn ai sống kiếp đoạn trường
Hãy mãi mãi ngát hương, hoa yêu nhé!
Đêm vùng than 22/4/2013
Đỗ Xuân Đào

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

KỶ NIỆM SINH NHẬT LỚP SILESIA

KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT LỚP SILESIA


Tấm ảnh chụp ngày Mồng Một Tết Nhâm Tý (1972)
Tại  świetlica của lớp


Thời gian cứ vùn vụt trôi đi, nhanh quá!
Ngày 17 tháng Tư năm 1970 tưởng như mới hôm qua thôi. Ấy thế mà đã 43 năm rồi đấy, ngày mà 30 học sinh Việt Nam từ nhiều lớp học tiếng tại khu nghỉ mát Szklarska Poręba Dolna, huyện Jelenia Góra, tỉnh Wrocław được chuyển tới trường ZSG ở Czechowice Dziedzice 3, huyện Bielśko Biała, tỉnh Katowice để học chuyên ngành
Nhân kỷ niệm tròn 43 năm ngày sinh nhật lớp
Tôi xin đăng tấm ảnh chụp ngày mùng Một tết Nhâm Tý (1972) do bạn Bùi Chí Hòa cung cấp.
Đồng thời cố nhớ để ghi lại họ tên cả lớp theo sổ đầu bài và quê quán. Kính mong bạn bè cùng lớp bổ khuyết (e còn bị nhầm số báo danh của vài người ở nửa cuối danh sách)
1 Đinh Phú Công - Hòn Gai Quảng Ninh
2 Phạm Văn Công - Cẩm phả Quảng Ninh
3 Nguyễn Văn Oanh - Đông Triều Quảng Ninh
4 Nguyễn Văn Tương - Quế Võ Hà Bắc
5 Bùi Chí Hòa - Hoài Đức Hà Tây
6 Đặng Văn Tưng - Phú Xuyên Hà Tây
7 Nguyễn Đình Phung - Quế Võ Hà Bắc
8 Đinh Văn Tâm - Quế Võ Hà Bắc
9 Trần Đình Tuấn - Quế Võ Hà Bắc
10 Trần Danh Bút - Quế Võ Hà Bắc
11 Lương Văn Doa - Thường Tín Hà Tây
12 Trịnh Văn Biển - Quế Võ Hà Bắc
13 Ngô Văn Long - Chương Mỹ Hà Tây
14 Đỗ Xuân Đào - Hoài Đức Hà Tây
15 Trần Quang Sinh - Hoài Đức Hà Tây
16 Nguyễn Hữu Trung - Hoài Đức Hà Tây
17 Phạm Văn Việt - Thường Tín Hà Tây
18 Nguyễn Văn Hậu -Thường Tín Hà Tây
19 Lê Sỹ Hùng - Mỹ Đức Hà Tây
20 Nguyễn Văn Khanh - Phú Xuyên Hà Tây
21 Nguyễn Văn Định - Thạch Thất Hà Tây
22 Nguyễn Phú Sơn - Quốc Oai Hà Tây
23 Phạm Xuân Viện - Phú Xuyên Hà Tây
24 Đỗ Xuân Thủy - Phú Xuyên Hà Tây
25 Nguyễn Giang San - Ba Vì Hà Tây
26 Nguyễn Xuân Lụng - Quế Võ Hà Bắc
27 Dương Văn Quốc - Thường Tín Hà Tây
28 Lê Tiến Cường - Mỹ Đức Hà Tây
Hai người yếu sức khỏe phải về nước ngay năm đầu là
Lê Văn Lĩnh và Nguyễn Văn Tân
Trong bức ảnh này vắng Lương Văn Doa
Có hai người có mặt ở hai tấm hình cách nhau 40 năm là:
Đỗ Xuân Đào và Nguyễn Văn Tương
Xin tặng các bạn Silesia và các bạn blog!
Đây là bức ảnh chup hội đồng môn POLSKA năm 2011

Dưới đây là một vài hình anh cỉa Czedhowice Dziedzice ngày nay

Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT LỚP SILESIA


Tấm ảnh chụp ngày Mồng Một Tết Nhâm Tý (1972)
Tại  świetlica của lớp


Thời gian cứ vùn vụt trôi đi, nhanh quá!
Ngày 17 tháng Tư năm 1970 tưởng như mới hôm qua thôi. Ấy thế mà đã 43 năm rồi đấy, ngày mà 30 học sinh Việt Nam từ nhiều lớp học tiếng tại khu nghỉ mát Szklarska Poręba Dolna, huyện Jelenia Góra, tỉnh Wrocław được chuyển tới trường ZSG ở Czechowice Dziedzice 3, huyện Bielśko Biała, tỉnh Katowice để học chuyên ngành
Nhân kỷ niệm tròn 43 năm ngày sinh nhật lớp
Tôi xin đăng tấm ảnh chụp ngày mùng Một tết Nhâm Tý (1972) do bạn Bùi Chí Hòa cung cấp.
Đồng thời cố nhớ để ghi lại họ tên cả lớp theo sổ đầu bài và quê quán. Kính mong bạn bè cùng lớp bổ khuyết (e còn bị nhầm số báo danh của vài người ở nửa cuối danh sách)
1 Đinh Phú Công - Hòn Gai Quảng Ninh
2 Phạm Văn Công - Cẩm phả Quảng Ninh
3 Nguyễn Văn Oanh - Đông Triều Quảng Ninh
4 Nguyễn Văn Tương - Quế Võ Hà Bắc
5 Bùi Chí Hòa - Hoài Đức Hà Tây
6 Đặng Văn Tưng - Phú Xuyên Hà Tây
7 Nguyễn Đình Phung - Quế Võ Hà Bắc
8 Đinh Văn Tâm - Quế Võ Hà Bắc
9 Trần Đình Tuấn - Quế Võ Hà Bắc
10 Trần Danh Bút - Quế Võ Hà Bắc
11 Lương Văn Doa - Thường Tín Hà Tây
12 Trịnh Văn Biển - Quế Võ Hà Bắc
13 Ngô Văn Long - Chương Mỹ Hà Tây
14 Đỗ Xuân Đào - Hoài Đức Hà Tây
15 Trần Quang Sinh - Hoài Đức Hà Tây
16 Nguyễn Hữu Trung - Hoài Đức Hà Tây
17 Phạm Văn Việt - Thường Tín Hà Tây
18 Nguyễn Văn Hậu -Thường Tín Hà Tây
19 Lê Sỹ Hùng - Mỹ Đức Hà Tây
20 Nguyễn Văn Khanh - Phú Xuyên Hà Tây
21 Nguyễn Văn Định - Thạch Thất Hà Tây
22 Nguyễn Phú Sơn - Quốc Oai Hà Tây
23 Phạm Xuân Viện - Phú Xuyên Hà Tây
24 Đỗ Xuân Thủy - Phú Xuyên Hà Tây
25 Nguyễn Giang San - Ba Vì Hà Tây
26 Nguyễn Xuân Lụng - Quế Võ Hà Bắc
27 Dương Văn Quốc - Thường Tín Hà Tây
28 Lê Tiến Cường - Mỹ Đức Hà Tây
Hai người yếu sức khỏe phải về nước ngay năm đầu là
Lê Văn Lĩnh và Nguyễn Văn Tân
Trong bức ảnh này vắng Lương Văn Doa
Có hai người có mặt ở hai tấm hình cách nhau 40 năm là:
Đỗ Xuân Đào và Nguyễn Văn Tương
Xin tặng các bạn Silesia và các bạn blog!
Đây là bức ảnh chup hội đồng môn POLSKA năm 2011
Đây là một vài hình ảnh Czechowice Dziedzice ngày nay:

Người theo dõi