Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

VỊNH CÂY CAU







Các bạn thân mến!

 Mỗi loại cây, có hoa, có lá khác nhau có một nét đẹp riêng. Cây đa, to xum xuê che rợp cả một vùng đất rộng, là nơi nghỉ mát của người và vật tránh nắng, nóng của mùa hè, là cảnh đẹp của quê hương "cây đa, giếng nước, sân đình" để ôn, để nhớ khi đi xa, ở nơi đất khách quê người . Cây đa là biểu tượng của hội người cao tuổi Việt Nam và để chỉ những người có uy tín lớn trong  xã hội. Nhưng dưới bóng đa to lớn vĩ đại ấy, ít cây sinh sống được.
 Cây tre, là cây thân thuộc nhất, như Thép Mới đã viết : tre, nứa, trúc, mai, vầu mấy chục loại khác nhau, cây nào cũng đẹp, cây nào cũng quý, nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre, nứa. Tre Đồng Nai, nứa Việt Bắc, tre ngút ngàn Điện Biên Phủ, lũy tre thân mật làng tôi, đâu đâu cũng có nứa tre làm bạn.
 Tùng, bách, được ví như người hiên ngang, anh dũng vươn lên nơi khó khăn, không lùi bước.
 Cây đa, cây tre ở làng quê dần dần ít đi, vài chục năm sau lớp trẻ sẽ ít người còn biết đến chúng nữa.
Cây cau, một cây đặc biệt, tục ngữ có câu: thiếu đất trồng dừa, thừa đất trồng cau. Hai chữ thừa, thiếu thật xác đáng vô cùng. Cây dừa ở làng quê cũng vắng bóng dần, các ao, hồ đã bị lấp đầy, thay thế cho chúng là những ngôi nhà kiên cố, và nhiều cây khác nữa.  Còn cau, một cây cũng rất gần gũi và ngày càng nhiều hơn, đông đúc hơn vì nó sống được cả những nơi đầu thừa, đuôi thẹo, không tranh giành, không lấn át cây khác, không làm hư hại công trình, không bị gió mưa, giông bão quật đổ, nó còn hiên ngang đứng vững để cây trầu bám rễ leo lên, nó thật xứng đáng là một đấng quân tử, đội trời đạp đất. Nó vẫn còn đượm sắc tơ duyên lắm...
Ngày nay các nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, công sở mới mọc lên hầu như cây cau cũng theo đó mà phát triển. Tôi không có tham vọng nói nhiều về các loại cây , trong khuôn khổ bài viết này tôi xin giới thiệu bài thơ: 


VỊNH CÂY CAU

(Không cần Đường Luật)

BÀI GỐC

I Không cành, không nhánh chẳng ganh đua 
Đứng thẳng hiên ngang giữa nắng mưa
Vùi dập, bão giông, không khuất phục
Nắng thiêu sương tuyết suốt bao mùa
"Đơn thân đạp đất" oai hùng lắm
"Một cột đội trời" há chịu thua
Điển tích "trầu cau" truyền mãi mãi
Miếng trầu, đầu chuyện có từ xưa !


II .  LẤY HAI CHỮ ĐẦU VÀ BA CHỮ CUỐI CÂU

được bài 2 (ngũ ngôn bát cú)


Không cành, chẳng ganh đua 
Đứng thẳng giữa nắng mưa
Vùi dập, không khuất phục
Nắng thiêu suốt bao mùa
"Đơn thân" oai hùng lắm
"Một cột" há chịu thua
Điển tích truyền mãi mãi
Miếng trầu có từ xưa !


III . BỎ HAI CHỮ ĐẦU CÂU (BÀI GỐC)

được bài 3 (ngũ ngôn bát cú)


Không nhánh chẳng ganh đua 
Hiên ngang giữa nắng mưa
Bão giông, không khuất phục
Sương tuyết suốt bao mùa
"Đạp đất" oai hùng lắm
"Đội trời" há chịu thua
"Trầu cau" truyền mãi mãi
 Đầu chuyện có từ xưa !


IV . BỎ TIẾP HAI CHỮ ĐẦU CÂU (BÀI 3)

được bài 4


Chẳng ganh đua 
Giữa nắng mưa
Không khuất phục
Suốt bao mùa
Oai hùng lắm
Há chịu thua
Truyền mãi mãi
Có từ xưa !


V .  ĐẢO VÀ HOÁN ĐỔI BỐN CHỮ ĐẦU:

 CÂU THỨ NHẤT VỚI CÂU THỨ SÁU,
 CÂU THỨ HAI VỚI CÂU THỨ NĂM
được bài 5 (thất ngôn bát cú)


 "Đội trời một cột" chẳng ganh đua 
"Đạp đất đơn thân" giữa nắng mưa
Vùi dập, bão giông, không khuất phục
Nắng thiêu sương tuyết suốt bao mùa
 Hiên ngang đứng thẳng oai hùng lắm
  Không nhánh, không cành  há chịu thua
Điển tích "trầu cau" truyền mãi mãi
Miếng trầu, đầu chuyện có từ xưa !


VI . LẤY HAI CHỮ ĐẦU CÂU VÀ BA CHỮ CUỐI CÂU (BÀI 5)

được bài 6 (ngũ ngôn bát cú)


"Đội trời" chẳng ganh đua 
"Đạp đất" giữa nắng mưa
Vùi dập, không khuất phục
Nắng thiêu  suốt bao mùa
 Hiên ngang  oai hùng lắm
  Không nhánh,   há chịu thua
Điển tích  truyền mãi mãi
Miếng trầu  có từ xưa !


VII . BỎ HAI CHỮ ĐẦU CÂU (BÀI 5)

được bài 7 (ngũ ngôn bát cú)


 " Một cột" chẳng ganh đua 
"Đơn thân" giữa nắng mưa
 Bão giông, không khuất phục
 Sương tuyết suốt bao mùa
  Đứng thẳng oai hùng lắm
   Không cành  há chịu thua
 "Trầu cau" truyền mãi mãi
 Đầu chuyện có từ xưa !


Đêm vùng than 28/3/2013
Đỗ Xuân Đào

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

NGÀY 1- 4 NGÀY NÓI DỐI


Các bạn thân mến!
Ngày cá tháng tư, còn gọi là ngày nói dối, là ngày hội vui vẻ, hấp dẫn đối với những người tinh nghịch và hài hước. Ngày 1 tháng 4 là ngày được chú ý ở nhiều nước. Ngày mà bạn bè có thể bị lừa hoặc chơi khăm mà không sợ bị giận hay bị đánh.
Cá tháng tư dù không phải là ngày nghỉ lễ chính thức nhưng vẫn được rất nhiều nước tổ chức kỉ niệm hàng năm vào đúng ngày 1 tháng 4, bằng cách tung nhiều tin đồn hoặc nói xạo, nói đùa về rất nhiều chủ đề khác nhau nhằm tạo niềm vui hay trêu chọc ai đó. Những tin giả như thế thường được tung ra trong cả ngày 1 tháng 4 ở hầu hết các nước như Hoa Kỳ, Pháp, Ireland,... trong khi một số quốc gia khác nó phải được chấm dứt vào giữa trưa như Anh, Canada, Úc, New Zealand...
Nước Pháp được cho là quê hương của ngày Cá tháng Tư. Năm 1564, vua Pháp là Charles IX, lúc đó 14 tuổi, quy định ngày 1 tháng 1 là ngày đầu năm thay vì 1 tháng 4 như dân chúng vẫn dùng trước đó. Quyết định này được áp dụng năm 1567. Tuy nhiên, do phương tiện liên lạc rất lạc hậu nên nhiều người không nhận được tin đổi lịch. Những người này tiếp tục coi ngày 1 tháng 4 là năm mới và bị những người khác cười vì điều này, người nào bị lừa sẽ gặp rất nhiều may mắn trong cuộc sống.
Tại Scotland, ngày Cá tháng Tư có tên gọi là April “Gowks” - tên khác của một loài chim cúc cu. Nguồn gốc của tấm biển “Đá tôi” cũng có thể xuất phát lễ kỷ niệm ngày April “Gowks” của người Scotland.
Những trò nói dối vui vẻ có vẻ như trùng với thời điểm mùa xuân đến từ thời La Mã cổ đại và người Xen-tơ, vốn có truyền thống mừng ngày hội gây bất hòa. Những ghi chép đầu tiên về ngày Cá tháng Tư xuất hiện tại châu Âu trong thời Trung Cổ (khoảng năm 1.100-400 sau Công nguyên).

Có vài dấu vết về ngày Cá tháng Tư trong thần thoại La Mã, đặc biệt là câu chuyện về Nữ thần Ceres mùa màng và con gái bà, nàng Proserpina.
Theo thần thoại La Mã, thần cai quản địa ngục Pluto đã bắt cóc nàng Proserpina và đưa nàng tới sống cùng ông ở địa ngục. Cô gái đã gọi mẹ nhưng nữ thần Ceres chỉ nghe thấy âm vang giọng nói của con gái và đi tìm kiếm cô trong tuyệt vọng.
Những cuộc tìm kiếm vô vọng đó, hay các cuộc rượt đuổi ngỗng trời, đã trở thành chuyện cười phổ biến tại châu Âu trong các thế kỷ trước.
Giả thuyết phổ biến nhất về nguồn gốc ngày Cá tháng Tư xuất phát từ việc chuyển đổi lịch Julian cũ sang lịch Gregorian - hệ thống lịch do Giáo hoàng Gregory XIII (1502-1582) đưa ra vào cuối thế kỷ 16 và cũng là hệ thống lịch mà thế giới ngày nay vẫn dùng.
Theo lịch Julian, năm mới được tổ chức trong khoảng thời gian từ 25/3 đến 1/4 nhưng theo lịch Gregorian, năm mới đến vào ngày 1/1. Những người không được thông báo về sự thay đổi này, hoặc kiên quyết giữ truyền thống cũ, thường bị chế giễu. Từ đó nảy sinh những câu chuyện cười nhằm vào họ vào thời điểm năm mới theo lịch cũ.
Tại Pháp, những người hay đùa thường dính cá vào những người theo truyền thống cũ, nên mới có tên gọi là “Poisson d'Avril” hay Cá tháng Tư. Nhưng giả thuyết này cũng không lý giải được tại sao ngày hội nói dối lại lan sang nhiều nước khác ở châu Âu vốn không sử dụng lịch Gregorian cho tới tận sau này.
Tại Scotland, ngày Cá tháng Tư có tên gọi là April “Gowks” - tên khác của một loài chim cúc cu. Nguồn gốc của tấm biển “Đá tôi” cũng có thể xuất phát lễ kỷ niệm ngày April “Gowks” của người Scotland.
Những năm gần đây, các đài phát thanh, chương trình truyền hình và các trang web trên khắp thế giới thường nói đùa bạn đọc và người nghe vào ngày Cá tháng Tư. Một trong những lời nói dối nổi tiếng nhất là năm 1957 khi đài BBC của Anh phát bộ phim tài liệu về mùa thu hoạch mì ống thường niên tại Thụy Sỹ. Phim quay cảnh một gia đình đang lượm những sợi mì từ “các cây mì spaghetti”. Món mì Italia rất được ưa chuộng tại Anh thời điểm đó và nhiều người Anh đã "ngây thơ" tin vào trò lừa của BBC tới nỗi họ muốn tìm hiểu xem làm thế nào để có thể tự trồng được các cây spaghetti!
Vào ngày Cá tháng Tư năm 2007, công cụ tìm kiếm trên internet Google đã thông báo cung cấp dịch vụ mới Gmail Paper, nơi người sử dụng dịch vụ thư miễn phí có thể lưu giữ email vào kho lưu trữ giấy mà Google sẽ in ra và rồi gửi cho họ miễn phí. Năm 2008, Google đã mời mọi người tham gia dự án thám hiểm sao Hoả.
Vì thế, khi lướt web hoặc xem tivi hôm nay, bạn hãy cảnh giác về những gì nhìn thấy và đọc được, nếu không bạn có thể bị mắc lừa trong ngày Cá tháng Tư.
An Bình
Theo "LiveScience"
Đêm vùng than 27/3/2013
ĐỖ XUÂN ĐÀO
(sưu tầm)

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Te bomby lecą na nasz dom - Những quả bom bay xuống nhà chúng ta



Các bạn thân mến!
Những năm giữa, đầu thập niên 60 của thế kỷ XX. Đế quốc Mỹ đã ồ ạt đưa quân đội viễn chinh cùng quân đội các nước chư hầu ÚC, NAM TRIỀU TIÊN (HÀN QUỐC), PHILIPIN vào miền Nam Việt Nam, gây ra cuộc chiến tranh xâm lược tàn bạo nhất, ác liệt nhất, ghê tởm nhất trong lịch sử loài người. Làm thức tỉnh lương tri của nhân loại. Làn sóng phản đối chiến tranh đòi hòa bình và công lý lan ra khắp thế giới. Từ Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN đến các nước trung lập rồi tới các nước Tư Bản kể cả trong nước Mỹ. Trên thế giới đã có nhiều nhạc sỹ sáng tác những bài hát  phản đối chiến tranh. Trong đó có bài: "Te bomby lecą na nasz dom" (Những quả bom bay xuống nhà của chúng ta) bằng tiếng BA LAN
Khi chiến tranh nổ ra ở Trung Đông, ở Bắc Phi nó lại được hát vang lên qua làn sóng điện của kênh 2 Đài truyền hình Ba Lan (TVP 2)....Nó đã được viết thêm tiếng Arab, Izrael, Latinh, English và Nga để nhiều người , nhiều dân tộc khác nhau trên toàn thế giới có thể hiểu được và phản đối những cuộc tàn sát đẫm máu, nồi da, nấu thịt do các nước Phương Tây dàn dựng, dưới chiêu bài tự do, dân chủ. Để bạo loạn, lật đổ và dựng lên những chính quyền thân với Phương Tây.
Nhân kỷ niệm 10 năm Mỹ phát động chiến tranh chống nhân dân Irắc 20/3/2003 - 20/3/2013.
Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn tác phẩm của Broniszław Guzek, cho đến hôm nay vẫn còn nguyên giá trị
Bài hát này tôi chỉ dịch nghĩa, nên khi đọc nghe sẽ không xuôi, các bạn thông cảm nhé!
Te bomby lecą na nasz dom
Broniszław Guzek (Borys)


Usnąć nie pozwól mi, połóż na czoło dłoń, 

ręka niech dobra twa matko złe sny odpędza. 
Ucisz tych skrzydeł szum, lotek bomb oddal gwizd, 
niechaj do portów swych flota wraca. 
.......Nie pytaj czemu krzyczę w noc, te bomby lecą na nasz dom. 
I włosy twe i włosy jej już żywym ogniem palą się. 
Nie pytaj dokąd biegnę w noc 
Pszenica pali się i ryż i napalm już ogarnia nas 
i nie wiem gdzie się schronić mam. 
Łuki ktorymi toczą sie kule z ognia, 
Samoloty odciskające na trawie krzyże skrzydeł 
osadzone są w nas. 
Łuki płomyków wyrywanych paznokci, 
łuki brwiowe wietnamskiej dziewczyny 
rozpylone w dym. 
Nie pytaj czemu krzyczę w noc, te bomby lecą na nasz dom 
I włosy twe i włosy jej już żywym ogniem palą się. 
wietnamskich matek słyszą krzyk 
Pszenica pali się i ryż i napalm już ogarnia nas 
i nie wiem gdzie sie schronić mam. 
Mamo, mamo, mamo....


Dịch nghĩa

Những quả bom bay xuống nhà chúng ta
Đặt tay lên trán, để tôi không bị thiếp đi
Bàn tay mãi dấu yêu của mẹ
Sẽ xua tan những cơn ác mộng.
Dập tắt những thét gào của máy bay,
Và tiếng rít, gầm của bom đạn
Những phi đội kia! Hãy quay về các cảng của các ngươi!
Đừng hỏi lý do tại sao tôi hét lên trong đêm,
 ....... những quả bom, bay xuống nhà chúng tôi.
Và tóc của người nào người nấy bị ngọn lửa thiêu rụi.
Đừng hỏi tôi, chạy đi đâu trong đêm
Đồng lúa cháy rồi, và thóc gạo cũng bị bom napan nhấn chìm trong lửa
Tôi không biết, có nơi nào để ẩn nấp?
Những vòng cung đang phun ra lửa đạn 
Những máy bay để lại vết trên cỏ
Những cánh quạt hình chữ thập đồn trú ở chúng tôi.
Những biển lửa nhổ đi từng chiếc móng tay
Những cặp lông mày của cô gái Việt Nam bị phun khói.
Đừng hỏi lý do tại sao, tôi hét lên trong đêm,
..... những quả bom, bay xuống nhà chúng tôi
Và tóc của người nào người nấy bị ngọn lửa thiêu rụi.
Những bà mẹ Việt Nam nghe tiếng thét
Đồng lúa cháy rồi, và thóc gạo cũng bị bom napan nhấn chìm trong lửa
Tôi không biết, có nơi nào để ẩn nấp?
Mẹ ơi, mẹ ơi, mẹ ơi ....

Đêm vùng than 13/3/2013
Đỗ Xuân Đào



Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

Bài hát của ngày Quốc tế Phụ nữ



Xin mạo muội giới thiệu bài hát chính thức của ngày quốc tế phụ nữ 8/3
Phần dịch thuật nhường các bạn thạo tiếng Anh, tiếng Pháp
XIN TRÂN TRỌNG GIỚI THIỆU.
Bài hát của ngày Quốc tế Phụ nữ

Tiếng Anh: Bread and Roses

As we go marching marching in the beauty of the day
A million darkened kitchens, a thousand mill lots gray
Are touched with all the radiance that a sudden sun discloses
For the people hear us singing: bread & roses, bread & roses!
As we go marching, marching, we battle too for men
For they are women's children & we mother them again
(For men can ne'er be free til our slavery's at an end)
Our lives shall not be sweated from birth until life closes
Hearts starve as well as bodies, give us bread but give us roses
As we go marching, marching, unnumbered women dead
Go crying thru our singing their ancient call for bread
Small art & love & beauty their drudging spirits knew
Yes it is bread we fight for, but we fight for roses too
As we go marching, marching, we bring the greater days
The rising of the women means the rising of the race
No more the drudge & idler, ten that toil where one reposes
But a sharing of life's glories - bread & roses, bread & roses!

Tiếng Đức: Brot und Rosen

Wenn wir zusammen gehen, geht mit uns ein schöner Tag,
durch all die dunklen Küchen und wo grau ein Werkshof lag,
beginnt plötzlich die Sonne uns're arme Welt zu kosen,
und jeder hört uns singen: Brot und Rosen. Brot und Rosen! ...
Wenn wir zusammen gehen, kommt mit uns ein bess'rer Tag.
Die Frauen, die sich wehren, wehren aller Menschen Plag.
Zu Ende sei: daß kleine Leute schuften für die Großen.
Her mit dem ganzen Leben: Brot und Rosen! Brot und Rosen!

Tiếng Pháp: Du Pain et des Roses

Refrain:
(Du pain et des roses
Pour changer les choses
Du pain et des roses)
Du pain et des roses
... (bla bla bla)
Du pain et des roses
Il nous faut des roses
Un souffle une pause
Il nous faut du pain
Donnons-nous la main
Nous sommes plus grandes
Que ce qu'il vous semble
Nous voulons la paix
Pour ce monde qu'on a fait
Du pain et des roses
Pour qu'on se repose
Du pain et des roses
Trouvons des trouvailles
Pour que l'on travaille
Guettons les ghettos
Nous sommes égaux
Blanches, blondes et brunes
Nous voulons la lune
Rousses, grises et noires
Nous parlons d'espoir
Ces enfants qu'on aime
Ne sont pas des graines
Qu'on sème à tout vent
Au hasard du temps
Brûlez d'amour fou
Portez-les en vous
Comme un coeur battant
Jamais assez grand
Il nous faut des roses
Un souffle une pause
Il nous faut du pain
Donnons-nous la main
La terre est une femme
Entendez nos âmes
Ne soyez pas sourtd
Nous parlons d'amour

Tiếng Ba Lan: Chleb i róże.

Gdy idziemy marsz, marsz, w pięknie dnia
Mln ciemnej kuchni, tysiąc lofty młyn szary
Czy dotknął wszystkie blask, że nagłe niedz ujawnia
Dla ludzi, wysłuchaj nas, śpiew, Chleb i róże.Chleb i róże.

Gdy idziemy marsz, marsz, to też walka dla mężczyzn
Bo są dzieci kobiet, a my mamy je ponownie
Nasze życie nie może być słodzony od urodzenia do życia zamknięty
Hearts głodować, jak również organów, daj nam chleba, ale daje nam róże.


Gdy idziemy marsz, marsz, wnosimy większą dni
Do wschodu kobiety, oznacza powstanie rasy
Nie więcej dziesięciu pomęczyć i leń, że trud gdy jeden wypoczywa
Ale dzielenie życia w chwale, Chleb i róże, Chleb i róże.
Ale dzielenie życia w chwale, Chleb i róże, Chleb i róże.

Người theo dõi